Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội Việt Nam

 

Điều Lệ Người Mới Nhập Môn

 

Lễ Thành Tỏ Ngộ Máy Thiền Gia

Bái Phật Cầu Về Chín Phẩm Hoa

Lục Tự Ǵn Ḷng, Thông Mối Đạo

Phương Mầu Dành Để Độ Ta Bà

 

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

 

Người mới nhập môn phải giữ sáu (6) điều:

 

  1. Thọ Tam Quy
  2. Tŕ Ngũ Giới
  3. Công Phu Tứ Thời
  4. Trai Kỳ
  5. Tŕ niệm Lục Tự Di Đà
  6. Phải đến chùa, lễ Phật (mùng 1 và rằm mỗi tháng và các ngày vía Phật)

 

1. Thọ Tam Quy:  Thọ là lănh, vưng chịu, tam là ba (3), qui có nghĩa là tuân giữ theo, cũng c̣n có nghĩa là trở về (nghĩa là sửa đổi ḷng vọng ra chơn, đặng y theo Giáo Lư của Phật).  Tam Qui là: Quy Y Phật, Quy Y Pháp, và Quy Y Tăng.

 

Quy Y Phật:  Quy Y Phật có nghĩa là tuân theo Phật, nguyện y theo Phật.

Phật  bực toàn giác, toàn minh, thoát ly ra ngoài biển khổ.  C̣n chúng sanh th́ say mê theo bể ái trầm luân, chịu luân hồi đời đời kiếp kiếp.  Bởi không biết là khổ là khổ mà trở lại cho khổ là vui, nên phải vẫn trong biển luân hồi, đời đời chịu khổ: Sống khổ, đau khổ, già khổ, chết khổ.

 

Nay ta muốn lướt qua biển khổ đến bến Bồ Đề, th́ ta phải tuân theo Phật, phải làm y theo lời Phật.  Trong cơi Ta Bà này, Giáo Chủ là Phật Thích Ca Mâu Ni, là Bổn Sư của chúng ta.

 

Ta làm y theo Phật th́ không chấp tướng ta với tướng người, không chia rẻ kẻ lạ người quen, giống này da khác, cũng không phân biệt giai cấp, sang hèn quyền quư chi cả.  Chỉ giữ một ḷng b́nh đẳng mà giúp đời, v́ người người đều có Phật Tánh.  Kinh Niết Bàn có câu “Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh (Nhất Thiết Chúng Sanh Giai Hữu Phật Tánh – Hán văn-).  Ta đă muốn giúp đời, th́ ta phải có ḷng Từ Bi như Phật: Ḷng Lành rải khắp sự vui cho chúng sanh.  Ḷng Thương hay vớt khổ chúng sanh (Từ: giă năng phổ chúng sanh chi lạc; Bi: giă năng bạt chúng sanh chi khổ).

 

Vậy ta phải có ḷng từ thiện, yêu nhơn loại, bố thí giúp đỡ kẻ đói rách khốn nàn.  Phải tịnh tâm, nhẫn nhục, độ lượng khoan dung, phải an vui với đời mà chịu những điều cực nhọc, phải học theo hạnh Phật Thích Ca lo cứu người thoát khổ, phải coi cái nghiệp duyên chung của quần chúng là trọng đại hơn nghiệp duyên chung của cá nhân.  Như vậy mới trúng lư nhiệm mầu và khỏi trái ḷng Từ Bi của Phật.  Như thế là gọi là Quy Y Phật  (Xem thêm: Lục Tổ giăng lư Quy Y Phật ở trong Pháp Bảo Đàn Kinh)

 

Quy Y Pháp:  Quy y Pháp nghĩa là tuân theo Pháp (phép) của Phật dạy, tức là Kinh, Luật, Luận.

 

Kinh: Khi Phật c̣n tại thế (nghĩa là chưa nhập Niết Bàn), Ngài đi Ta Bà giảng dạy chúng sanh trong 49 năm, gọi là thuyết Pháp, hoặc Ngài bảo các vị Bồ Tát giảng, rồi sau các đệ tử tu hành đắc đạo, gia công biên chép lại những lời giáo huấn của Phật (có đủ nghĩa thấp cao, rộng hẹp) ra từng tập, lưu truyền cho đến ngày nay, gọi là Kinh Phật. (Kinh c̣n có nghĩa là đường đi.  Kinh Phật là con đường đi đến thành Phật.)

 

Luật: Luật là Giới Luật, như Ngũ Giới, Thập Giới, v.v... Phật chế giới luật rơ ràng, xuất gia hay tại gia, các chơn Phật Tử phải nương theo giới luật mà tu hành: Làm lành, tránh dữ.  Học Phật, tu Phật mà không giữ giới, cũng như người đi đêm tối mà không đèn không đuốc, phải vấp ngả chẳng sai.

 

Luận: Luận là luận bàn.  Sau khi Phật tịch diệt, có nhiều vị cao tăng tu hành đắc đạo.  V́ thấy Phật Pháp cao sâu nhiệm mầu mà phần nhiều người hiểu lầm rồi làm sái, cho nên ra công viết sách, giải nghĩa lư cho rơ ràng minh bạch, gọi là tạng luận.

 

Phật giáo có tám muôn bốn ngàn pháp môn (nhưng không phải là số nhất định v́ theo tục ngữ bên Ấn Độ kêu “Tám muôn bốn ngàn” để thay thế cho câu “Nhiều lắm không xiết kể.”)  Lập một pháp môn nhiều như vậy là tùy theo căn cơ, phương tiện cho chúng sanh, ai tu pháp nào cũng đặng.

 

Vậy người tu hành cần phải suy nghĩ cho biết rơ chân lư mà tu hành để khỏi lầm đường lạc nẻo, mới có thể thoát ṿng khổ ải.

 

(Xem thêm: Lục Tổ giăng lư Quy Y Pháp ở trong Pháp Bảo Đàn Kinh)

 

 

Quy Y Tăng:  Quy Y Tăng là tuân theo ông thầy giảng dạy Phật Pháp.  Tăng theo tiếng Phạn là Sangha, dịch là Tăng Già, nghĩa là ḥa hợp.  Tăng Già là những người, hay các vị Đại Đức, các vị Ḥa Thượng dạy đạo chơn chánh, và đă thông suốt đạo lư (Không có nghĩa là mặc áo ca sa th́ là một vị Tăng mà bắt người ta phải theo ḿnh trong khi ḿnh không có đạo đức, không tơ rành đạo lư, và không dạy đạo một cách chơn chánh.  Tăng là Tăng cái tâm chứ không phải là Tăng h́nh tướng)

 

Nay ta được biết Phật, biết phương pháp tu hành là nhờ ông thầy dạy ta học Phật.  Vậy người tu hành theo Phật Giáo phải noi theo gương của ông thầy và phải vưng chịu lời chỉ bảo chơn chánh.  Nhưng mỗi người đều có cái lương tri, lương năng, biết phân biệt đâu là thật và đâu là giă.  Nếu biết là chơn th́ phải cứ thiệt hành đi, không nên chần chờ, tinh tấn tu hành lập công bồi đức, t́m hiểu cái  Sanh tùy hà xứ lai, tử tùng hà xứ khứ: có nghĩa là ḿnh bởi từ đâu sanh ra, rồi chết sẽ về đâu...”  Nếu lăo thông cái nghiệp trái trần duyên, chừng ấy tâm ḿnh thường thanh, thường tịnh, không động, không xao, mới mong siêu thoát tam giới, chứng quả Niết Bàn

 

(Xem thêm: Lục Tổ giăng lư Quy Y Tăng ở trong Pháp Bảo Đàn Kinh)

 

 

2. Tŕ Ngũ Giới:

 

Tŕ là cầm, nắm, giữ ǵn; Ngũ là năm; Giới là răn, dặn ḍ.  Ư nói ta dặn ḍ ḷng ta, phải nắm giữ bo bo cái ḷng răn dè đó, đừng cho nó hở ra như ta nắm giữ châu báu trong tay sợ mất vậy.  Có câu “Đặng một điều lành bo bo nắm giữ vào ḷng đừng cho rớt mất.”

 

Người phát tâm tu hành, trước hết phải giữ tṛn năm điều răn:

  1. Không được sát hại sanh linh
  2. Không được trộm cắp
  3. Không được tà dâm
  4. Không được nói dối
  5. Không được uống rựu

 

Người giữ tṛn năm điều răn ấy, tức là giữ được trọn Nhân Cách: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

 

Giới Thứ Nhất: Cấm Sát-Sanh.

 

Cấm người giết hại lẫn nhau, cùng loài động vật; Các giống ấy đều có tánh như người; Nó cũng tham sống, sợ chết, cũng có đôi bạn, cũng sanh đẽ, cũng biết khát uống, đói ăn, biết đau, biết nhức, sợ đánh, sợ đâm, nó cũng biết đền ơn trả nghĩa.  Vậy nở nào ta sát hại sanh mạng chúng nó cho đành.

 

Động vật đồng một bản thể với loài người, và nếu chúng nó biết tu, th́ cũng thành Phật như chúng ta cũng sẽ thành vậy.  Kinh Niết Bàn nói: Chúng sanh đều có Phật tánh.  Theo luật thế gian, giết người th́ phải thường mạng.  C̣n trong luật nhân quả của trời đất th́ lại gây cuộc oan trái, luân hồi quả báo cho hậu thân.  Muốn tránh tội sát sanh, không chi bằng ăn chay.  Ăn chay có nhiều bực như: Ăn chay theo sóc vọng (một tháng hai ngày); Ăn chay theo lục trai (một tháng sáu ngày); Ăn chay theo thập trai (một tháng mười ngày), trường chay (ăn luôn, không c̣n dính tới máu thịt của động vật nữa).

 

Giới Thứ Hai: Cấm Trộm Cắp.

 

Không đặng cướp giật (hoặc là dùng sức mà giật, hoặc dùng quyền uy mà lấy, hoặc là dùng áp lực mà lấy), mưu kế, hay lường gạt mà đoạt tài sản, người, hay vật của người.

 

Người đời thường coi của tiền quá trọng, túi tham không đáy, tham muốn không cùng, nên mới sanh ra cái tội trộm cắp lường gạt.  Thử tự hỏi: Ḿnh mất tiền mất của có ưu sầu tiếc nuối hay không?  Ai ai cũng trả lời rằng: có.  Thế th́ mất tiền, mất của th́ có ai lại không ưu sầu tiếc nuối như ḿnh.

 

Như vậy, th́ nở ḷng nào trộm cướp lường gạt của người cho đành.  Có lắm người v́ bị trộm cắp mà phải khốn cùng.  Có nhiều người bị lường gạt mà phải quyên sinh.  Thánh nhơn có dạy rằng: Kỷ sỡ bất dục, vật thi ư nhân: Có nghĩa là điều ǵ ḿnh không muốn, th́ đừng làm cho người.  Làm lành th́ thường bửa an vui, gây dữ có ngày mang hoạ.  Đó là lẻ cố nhiên ai ai cũng đều biết.

 

Nếu mỗi người đều phát tâm tu hành, chẳng màng ăn ngon, mặc tốt, ở đẹp, th́ tất phải tuyệt đặng cái ḷng tham; Lại c̣n tu hạnh Bố Thí:  Nếu có tiền có của lại có thể cho người, giúp người, cho đến lời nói cũng hằng khuyên người hướng thiện, th́ nhân loại đâu đâu cũng sẽ đặng thái b́nh.

 

 

Giới Thứ Ba: Cấm Tà Dâm

 

Tà Dâm là tội xâm phạm xác thịt của vợ-chồng, con, em, chị, hay mẹ của người.  Gian dâm với vợ chồng người, ắt sẽ xảy ra việc đánh giết oán thù.  C̣n như gian dâm con em người, làm cho gia đ́nh người danh tiếng bị nhơ, bị thai nghén làm tan nát tương lai của họ.  Có nhiều gia đ́nh hạnh phúc tiêu tan, có người lắm lúc phẩn chí tự tử.  Nếu như không ai biết, th́ tự bản tâm của người cảm thấy bị nhơ uế, luôn mang mặc cảm với hành vi trái đạo.  C̣n kẻ không một chút hối hận, lại bị đọa vào cầm thú.  C̣n như dính líu với các nơi thanh lâu lại có thể mang trọng bệnh cho chính bản thân và cho người phối ngẩu của ḿnh.  Một chút tham dâm mang lại bao ác nghiệp như vậy, người tu phải tránh xa việc này.

 

Người giữ giới tà dâm không sanh ḷng tà ngoại:  Chồng giữ phận chồng, vợ giữ phận vợ.  Nói tóm lại: Nam và Nữ phải luôn giữ chánh lễ.  Vă lại, ở thế gian này, từ loài người cho đến các loài động vật v́ do dâm dục mà tạo nghiệp sanh tử, mà phải bị đọa vào cơi Dục Giới như kinh Phật đă có dạy.   Người tu hành hằng làm lành lánh dữ, ham dưỡng tinh thần để cầu cho thần thức nhẹ nhàng, tránh khỏi ṿng sinh tử, th́ đâu có phạm đến điều dâm dục, hà huống là việc tà dâm.

 

Giới Thứ Tư: Cám Nói Dối

 

Nói Dối là một sự rất độc ác; Nói dối chẳng qua muốn lợi cho ḿnh.  Hễ nói thêm th́ dư cho người, cũng là hại.  C̣n nói thiếu cho người, cũng là nguy.

 

Thường ở đời lắm khi bị nói thêm, nói bớt, hoặc bị dối trá lường gạt mà hậu bạn phải chia ĺa, cửa nhà tan nát, làm cho cha xa con, vợ xa chồng, người bị khốn khổ với chính quyền, pháp luật, người làm ăn buôn bán mất tín nhiệm, mất tài của, các nước láng giềng hục hặc với nhau gây chiến tranh, bị giảng dạy giáo lư tà ngoại mang bao điều hứa hẹn không sự thật và tin theo cho đến lúc mất đi lại bị xa vào đường ác không ngày ra, tự xưng ḿnh là đạt đạo, tự xưng ḿnh là Phật, là Bồ Tát, dối gạt người v.v...  Sự nói dối, điêu ngoa, vu vạ là việc làm độc ác, tai hại nhất mà người tu phải hết sức tránh xa.  Nhất là trong lúc giảng dạy đạo pháp cho người...

 

Người xưa đă có nói: Hễ nói nửa câu nói quấy th́ gặp sự tổn đức liền.  V́ thế Phật khuyến cáo các Phật Tử cấm không được nói điều dối trá, cấm đem việc người mà ton hót dù có thật hay không, vạch lỗi người cho người khác thấy, và cấm không được làm các khẩu nghiệp “Khi phàm dối Thánh “ tai hại như trên.  Trừ khi bị dồn vào thế kẹt mà phải trả lời th́ có sao, thưa lại như đă được nghe hay thấy, chứ có đâu mà dây dưa vào các khẩu nghiệp như trên.  Người tu hành, muốn tránh khẩu nghiệp, chớ nói dối hay dây dưa vào việc người, chớ có phóng đại khoét lác, chớ có khoe khoan, chớ có lừa bịp,  th́ mới tránh đặng tội vọng ngữ.

 

Giới Thứ Năm: Cấm Uống Rựu

 

Rựu hay các thứ hóa chất như cần sa, ma túy, hồng ma, thuốc lá, v.v. làm cho người bị say, bị ghiền, bị hao tốn tiền bạc, bị tổn hại xác thân.  Các thứ hóa chất như thế dùng vào th́ làm cho người khôn lanh biến ra thành người khờ dại, cơ thể lâm bịnh.  Như có rượu vào th́ người uống không giữ miệng, sanh lắm điều tác tệ.  Khi cơn ghiền đến hay trong lúc say sưa th́ việc ác nào cũng có thể làm, dầu cha mẹ, vợ, con, bậu bạn cũng không kể đến.  Chúng nó làm cho con người mê muội, quên mất tất cả.

 

Ví như rượu uống vào th́ hừng chí, ngũ tạng sao động, lửa ḷng phừng lên, tâm tánh rối loạn không phân biệt tà chánh.  Các phái nữ với rựu, ma túy vào th́ bị hăm hiếp, tiêu tan đời.  Các phái nam, hoặc lâm vào việc cải cọ đánh nhau đâm chém nhau, hoặc là sa vào lưới pháp luật, hoặc bị trọng thương, hoặc bị chết, hoặc say sưa đầu đường xó chợ, tương lai mờ tối, mất gươm trí tuệ, tương lai mờ dần, người đàng hoàng đứng đắn không muốn lại gần.

 

V́ vậy, ngày xưa Phật cấm uống rượu, để được tâm tánh vững vàng, yên thần, lặng trí.  Ngày nay, tất cả các hóa chất làm cho cơ thể nôn nao, mê loạn, bịnh hoạn đều nằm trong giới cấm này. 

 

Ngũ giới được lập thành là do Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Huệ Đệ Nhất) bạch cùng với Phật Thích Ca, xin lập ngũ giới để chế phục kẻ hạ đẳng đừng làm quấy. Từ đấy lưu truyền đến nay (do kinh Huệ-Mạng)

 

 

3. Công Phu Tứ Thời:

 

Là thời gian dùng để lễ bái Phật trong bốn thời: 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ chiều, 12 giờ khuya.  Trước khi lễ bái phải y phục chỉnh tề, quỳ trước bàn Phật, thành tâm đọc bài công phu tứ thời, rồi lễ 24 lạy (nếu bận việc hoặc trong người không khoẻ, lễ 6 lạy), lạy xong, đứng dậy, xá 3 xá trước bàn Phật, kế xoay theo phía tay trái ra phía sau xá ba xá, và xoay trở lại trước bàn Phật xá ba xá là đủ (Nếu lễ bái đủ sáu hướng y theo lời dạy trong Lễ Bái Lục Phương th́ càng tốt)

 

Đây là bài nguyện công phu tứ thời:

 

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Tiếp Dẫn Đạo Sư Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật (Xá 1 xá)

 

Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (Xá 1 xá)

 

Nam Mô Long Hoa Đại Hội Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật (Xá 1 xá)

 

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát (Xá 1 xá)

 

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Đại Hỷ Đại Xả Minh Trí Bổn   (Xá 1 xá)

 

Đệ tử cúi xin Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Chư Phật, Hiền, Thánh, Tăng chứng minh cho đệ tử (họ và tên, tuổI), vẹn giữ một ḷng ngay thẳng, cầu cho Huệ Tâm, Huệ Tánh, Huệ Nhăn, Huệ Nhỉ, Huệ Tỉ, Huệ Khẩu, siêu phàm nhập Thánh, tế độ quần sanh, tổng giai thành Phật Đạo, chung quy trực văng Tây Phương

 

Nam Mô A Di Đà Phật

 

4. Trai Kỳ

 

Ăn chay hai ngày trong một tháng:  Ăn chay mùng 1 và 15 (rằm).

Ăn chay bốn ngày trong một tháng: Mùng 1, 14, 15, và 30

Ăn chay sáu ngày trong một tháng: Mùng 1, 8, 14, 15, 23, 29 hay 30

Ăn chay mười ngày trong một tháng: Mùng 1, 8, 14, 15, 23, 24, 27,28,29 và 30

 

Ban đầu th́ thọ trai mấy ngày cũng được, sau đó ít nhất là 10 ngày.

 

5.  Tŕ niệm Lục Tự Di Đà

 

Tŕ là cầm, nắm, giữ ǵn, niệm là ghi nhớ, Lục Tự là sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật.  Tŕ niệm Lục Tự A Di Đà là ư nói dặn ḍ nơi ḷng cầm nắm, giữ ǵn, ghi nhớ sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật đừng cho xen hở (những tư tuởng xấu, không lành).  Lúc bận việc, lo toan tính, buôn bán th́ tạm dừng.  Ngoài ra, khi rảnh th́ phải luôn luôn ghi nhớ niệm sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật. 

 

Niệm Phật c̣n có ư nghĩa là diệt vọng tâm, tức là làm cho ḷng ḿnh được trong sạch (thanh tịnh).  Đó là ư nghĩa chánh, c̣n ư nghĩa phụ th́ niệm Phật là một phương tiện trừ các thói hư tật xấu (Tâm tham lam, tâm nóng giận, tâm ham muốn vô lối, tâm ghen ghét, v.v)

 

Niệm Phật là ghi nhớ, tưởng nhớ đến Phật.  (Phật đây là Phật A Di Đà, Giáo Chủ của Tịnh Độ Tông. ) Niệm Phật có nhiều cách, nhưng công hiệu nhất là lối tŕ danh niệm Phật.

 

Những sự hành động của con người về ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ư dù trải mấy trăm năm, cũng không hề tiêu mất.  Niệm tưỡng nào được lập đi lập lại th́ niệm tưỡng ấy khó diệt, khó tan mất.  Mỗi lời nói, mỗi ư nghĩ, mỗi việc làm đều có ghi lại h́nh ảnh mà mắt phàm không bao giờ thấy được nên tạm gọi là vô h́nh, chứ thực sự là nó có hữu h́nh, v́ nó có sống, có hoạt động, chứ không phải là h́nh cây tượng gổ.

 

Như ta tưởng niệm đến danh hiệu cùng là kim thân của Đức Phật A Di Đà, th́ cái tư tưởng ấy nó hiện nguyên h́nh y như lúc ta niệm tưởng.  Dù niệm tưởng đời hay niệm niệm tưởng đạo, hay các tư tưởng thầm kín nhất, cũng đều được ghi lại.  Nếu như cái tư tưởng đó chỉ thoáng qua vài giây rồi tan biến, th́ cái h́nh ảnh và ảnh hưởng của nó cũng sẽ bị tan rả trong ṿng rất ngắn thời gian. C̣n như cứ lập đi lập lại th́ cái tưởng ấy ăn sâu vào A Lại Gia Thức và là cái nhân và quả cho con người sau này của ta vậy.

 

Nếu như niệm Phật lâu bền, th́ cái h́nh ảnh ấy được trưởng dưỡng và càng mănh liệt, và có sức lực hấp dẫn vô biên không thể lường được (Mạnh hơn cả ánh sáng mặt trời, nhưng chúng ta bị kẹt trong tấm thân bao trùm bởi ngũ ấm nên không thể thấy được và cảm nhận được).  Những h́nh ảnh do người niệm Phật tạo ra là một vũ trụ ánh sáng.  Khi lâm chung, thần thức bị vũ trụ ánh sáng này thu hút đúng theo luật Hấp Dẫn.  Trong vũ trụ ánh sáng ấy, có đủ Y Báo và Chánh Báo.

 

Y Báo:  Thuộc về cảnh vật.  Dày công niệm Phật, Phật tử thọ hưởng một hoàn cảnh tốt đẹp, đầy đủ lạc thú do nhiều kiếp trước tu hành lập công bồi đức, bỏ xác về cơi Tây Phương.  Phật tử dù chưa lịch kiếp tu hành, cũng đủ cảnh vật Y Báo.  Y Báo tại đây, do công hạnh của Phật A Di Đà tạo ra, nên có sẵn.

 

Chánh Báo:  Thuộc về thân căn.  Sở dĩ người nào ngày nay sắc thân lành lẻ, mạnh khoẻ, tốt đẹp, cùng là thông minh trí tuệ là nhờ nhiều kiếp trau dồi tịnh đức.

 

Nếu như được văng sanh về cơi Tây phương th́ từ công đức và phước đức của ḿnh, cộng với bản nguyện của Phật A Di Đà, thời đồng được thân căn sáng đẹp và b́nh đẳng như các bực Đại Thánh. 

 

V́ thế, các Phật tử phải bỏ các điều tranh chấp và các điều phi pháp, một ḷng niệm Phật, tu hành chân chính, cầu về cơi Cực Lạc kia.  Chớ v́ những món lợi nhơ, các điều tranh chấp giả tạm mà bỏ phí cơ hội như trên.

 

Nên phải biết, nếu như được làm vua lớn hoặc quan lớn, vị tất đă được sống lâu quá trăm năm, đầy đủ mọi việc buồn phiền lo lắng,  thân có bệnh, thân già xấu theo thời gian, thân và tâm không được an vui nhiều, không được việc cầu như ư, không được trường thọ, không được thần thông, không được gần gũi các bậc Hiền Thánh, không được Y báo và Chánh báo tốt đẹp, và không được chắc chắn thành Phật...  Làm vua mà cũng không bằng được một phần triệu triệu, th́ tại sao bây giờ lại ngu si tranh dành với thế gian các việc giả tạm không bền mà làm ǵ?

 

 

6.  Phải Đến Chùa Lễ Phật

 

Ngoài các ngày vía Phật, mỗi tháng ít nhất phải đến chùa (Giáo Hội gần nhà th́ rất tốt, nếu không cứ đi đến các chùa) 2 lần: Vào mùng 1 và ngày rằm (15).  Trước lễ Phật và nghe pháp, sau gặp các huynh đệ trau dồi sự tu học, lập công bồi đức, hầu được phước túc huệ túc mau đạt đến chỗ hoàn toàn giải thoát.

 

Trang Nghiêm Tịnh Độ:

 

Trang Ghiêm Tịnh Độ có hai thứ: Một thứ thuộc về tu nhân, một thứ thuộc về chứng quả.

 

Tu nhân là nói người niệm Phật ra công trau giồi các đức tánh thanh tịnh, nghĩa là làm cho ḷng ḿnh trở nên cơi Tịnh Độ.  Tâm là Tịnh Độ, Tịnh Độ là tâm.  Tâm thanh tịnh th́ cơi Phật được Thanh Tịnh (Kinh Duy Ma Cật – Kinh Kim Cang).  Đó là trang nghiêm Tịnh Độ ḷng ḿnh.

 

Chứng quả là nói khi nguời niệm Phật trang nghiêm tịnh độ ḷng ḿnh xong, th́ được chứng quả Phật.  Khi chứng quả Phật bèn trang nghiêm một quốc độ dành cho các người niệm Phật cầu văng sanh.  Một vị Phật được quyền trang nghiêm bao nhiêu cơi Tịnh Độ cũng được.  Mỗi vị Phật phải giáo hóa Tam Thiên Đại Thiên Thế giới (33 ngàn triệu thế giới).  Ấy gọi là tự giác, giác tha, giác hạnh viên măn.

 

Tŕ danh niệm Phật tức là Tŕ Thử Nhất Tâm.  Trong sách Phật thường nói: Tâm, Phật, và Chúng Sanh  ba món không sai khác.  Không sai khác tức là ǵ?  Vậy th́, ông Phật sở niệm (A Di Đà) với cái tâm năng niệm cũng chỉ có một.

 

Khi nói nhứt tâm th́ biết rằng đó chỉ là cái tâm Phật. C̣n chúng sanh th́ có vô lượng tâm: Tâm tham lam, tâm sân hận, tâm si mê, tâm thương ghét, tâm vô kư, tâm biếng nhát, v.v. Đó là do không được đến cảnh nhất tâm, mà c̣n bị mê nhiễm nhiền việc trần thế.  Khi nhất tâm niệm Phật, th́ tạm thời những cái tâm mê nhiễm ấy không có, mà chỉ c̣n có cái tâm niệm Phật.  V́ lẽ ấy, người xưa mới gọi niệm Phật là “tŕ thử nhất tâm”, gọi nôm na là thành Phật.

 

 

(Cập nhật (6/24/2002) từ bản in đề ngày “In lần thứ nhất, 23 tháng 8 năm Đinh Mùi (tức năm 1967) của Hội Quán Trung Ương - Cập nhật bởi cư sĩ Thiện Quang- cho phù hợp với tŕnh độ của con người thời nay)