The PHILOSOHY of VIVO-DO is developing human qualities with Martial Arts as the main practice (Đạo võ đòi hỏi con người ta phải luôn khiêm tốn, nhân ái, khổ luyện. Có nhân ái mới nên người và có khiêm tốn, khổ luyện mới thành tài).

The objectives are:

  • To learn patient virtue and advance spirits.
  • Self-defence, love of people and service to society.
  • To live in a peaceful soul and forgiveness.
  • A concord between intellect and virtue and physical education.

The philosophy and techniques of Vivodo (Binh Dinh) have attracted many enthusiasts. As a result of this development, VIVO-DO Fighting Arts have been taught in Perth, since 1983 and so years ago in different States.

PHILOSOPHY

Philosophical foundations of the Martial Arts

1. Binh-Dinh philosophy

2. Quotation from Bodhodharma.

3. What is Enlightenment?

4. Zen and the Martial Arts

1. The philosophy of VIVODO (Binh Dinh) is developing human qualities with Martial Arts as the main practice. The objectives are: To learn patient virtue and advance spirits. Self-defence, love of people and service to society. To live in a peaceful soul and forgiveness. A concord between intellect and virtue and physical education.

'Journey to free a spirit, the mind "Emptiness". Freeing oneself from words is liberation', TTH".

"If one thing exists, everything exists, even a speck of dust. If one thing is empty, everything is empty, even the whole universe."

-Dao Hanh, Twelfth century Vietnamese Zen monk

 

2. Beyond human knowledge and understanding

by Deb Platt

"Quotations from Bodhidharma"

If you know that everything comes from the mind, don't become attached. Once attached, you're unaware. But once you see your own nature, the entire Canon becomes so much prose. It's thousands of sutras and shastras only amount to a clear mind. Understanding comes in midsentence. What good are doctrines?

The ultimate Truth is beyond words. Doctrines are words. They're not the Way. The Way is wordless. Words are illusions... Don't cling to appearances, and you'll break through all barriers... (p. 31)

If you see your nature, you don't need to read sutras or invoke buddhas. Erudition and knowledge are not only useless but also cloud your awareness. Doctrines are only for pointing to the mind. Once you see your mind, why pay attention to doctrines? (p. 35)}.

Becoming unattached

"Quotations from Bodhidharma"

The essence of the Way is detachment. And the goal of those who practice is freedom from appearances. (p. 47)

To have a body is to suffer. Does anyone with a body know peace? Those who understand this detach themselves from all that exists and stop imagining or seeking anything. The sutras say, "To seek is to suffer. To seek nothing is bliss." When you seek nothing, you're on the Path. (pp. 5-7)} ...

 

Võ lý của võ cổ truyền Bình Định

Vận dụng học thuyết âm dương

Thái cực chỉ có một động và một tĩnh mà phân ra âm-dương nhị khí. Âm-dương có tính "tương sinh" và "tương khắc". Khi dương động thì âm tĩnh, mà âm tĩnh thì tích tụ. Theo nguyên lý này, âm-dương sinh ra ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Cơ sở võ lý cho bộ tay là Song thủ ngũ hành vi bản” của võ cổ truyền Bình Định còn gọi là "ngũ hành pháp". Lưỡng túc bát quái vi căn" còn gọi là "tấn pháp". Trong võ thuật, cương-nhu kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn thì bài võ, thế võ mới phát huy hết tác dụng và đem lại hiệu quả cao.

Bộ ngựa của võ Bình Định còn gọi là bát quái pháp: Long Tấn, Xà Tấn, Phụng Tấn, Kê Tấn, Nhạn Tấn, Hổ Tấn, Hạc Tấn, và Hầu Tấn.

Tấn pháp trong bát quái, thủ pháp trong Ngũ hành. Luyện được thuần thục hai phương pháp này để phát triển bộ lưỡng chi: bộ chân và bộ tay. Trong tấn pháp (bát quái) và thủ pháp (ngũ hành) có sự cấu tạo của hai phương diện ngoại công và nội công.

Tập ngoại công là tập thao tác của từng thế võ, tập sức chịu đựng bên ngoài, tập thể hình cường tráng. Tập nội công là tập cách phối hợp, điều hơi vận khí, nhuyễn khớp, tăng cơ tạo sức mạnh từ bên trong cơ thể.

Mục đích của học võ là phải nắm vững võ lý, võ đạo, võ thuật và cả võ y. Phải luyện tập thường xuyên, khắc khổ, chịu khó kiên trì tập luyện theo đúng phương pháp, dưới sự chỉ dẫn của võ sư.

 

Võ đạo của võ cổ truyền Bình Định

Võ đạo là cái đạo của người học võ, sống sinh động qua bản sắc văn hóa truyền thống, với điều kiện kinh tế qua quá trình tôi luyện, tu tâm dưỡng tính giữa con người với người, cộng đồng xả hội.

Võ đạo trong võ cổ truyền Bình Định được nung đúc qua bao đời và trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được thể hiện cụ thể:

1. Truyền thống thượng võ, chống ngoại xâm: qua 4000 năm lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, xây dựng cuộc sống và bảo tồn văn hóa giống nòi .

2. Truyền thống uống nước nhớ nguồn: Dân tộc ta có truyền thống "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", uống nước nhớ nguồn,. Người Bình Định đều có lòng tôn kính giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng võ cổ truyền Bình Định, từ người có võ công cao cường đến người hiểu biết chút võ nghệ đều tôn kính ra sức truyền bá và bảo tồn võ đạo, võ lý, võ y, võ thuật, võ nhạc và những tinh hoa độc đáo của tổ tiên, tiếp tục truyền lại cho các thế hệ sau này.

3. Truyền thống võ sĩ đạo và trọng nhân nghĩa

Đây là truyền thống vô cùng quý báu đã ăn sâu vào người dân "đất võ", cả dân tộc Việt. Người học võ trước tiên phải là người có bản lĩnh trong lĩnh vực võ học, luôn lấy tâm đạo để chế ngự tà đạo, có cốt cách của con nhà võ. "Tâm đạo" là nói đến tu tập sống làm người đạo đức cao thượng, trung tín. Trung thực với môn phái, truyền dạy những điều hay, việc nghĩa. Một võ sĩ chân chính là một công dân tốt.

"Tà đạo" là sự đam mê tửu sắc, rượu chè say sưa, ham mê trụy lạc,  gây lộn đánh người, phá rối xã hội, phép nước. Đó là những điều cấm kỵ đối với môn sinh võ cổ truyền Bình Định. Người võ sĩ đạo còn phải được truyền thụ thuần thục về tâm pháp và thực hiện nghiêm túc những điều cần và cấm làm:

- Phải giữ gìn bản thân luôn trong sáng, thuần khiết.

- Phải chuyên cần tập luyện võ công gìn giữ suốt đời, trung thành với môn phái.

- Phải phát huy và truyền dạy võ công của môn phái theo "chính đạo".

- Không phản thầy, hại bạn, hà hiếp người khác.

- Không khoe mình, chê người.

- Không có tư tưởng thắng vinh, bại nhục.

Khi thâu nhận võ sinh, người thầy bao giờ cũng chú trọng tướng diện, cử chỉ lời nói, cung cách xử sự. Thân nhân lai lịch của người học trò để truyền dạy hay từ chối, hoặc chỉ truyền dạy một ít thảo thức thông thường (ngay cả người thân trong dòng họ cũng vậy). Sau khi được thử thách để tuyển chọn, môn sinh phải lễ cúng tổ và được thử thách về sức chịu đựng, sự kiên trì gan dạ, về đạo đức tư cách, về sự trung thành với môn phái, tuân thủ môn quy, đặc biệt là sự tôn sư trọng đạo.

Lễ cúng tổ được tổ chức trang nghiêm và theo nghi thức võ cổ truyền Bình Định, người thầy đứng lên đọc văn tế ông Tổ nghề võ. Sau khi cúng Tổ, đệ tử làm lễ khởi động tay chân... Người xưa thường nói: "Đệ tử tầm Sư dị, Sư tầm đệ tử nan" - người muốn học võ, nghe thầy giỏi tìm đến không khó; thầy muốn truyền dạy võ thuật cho đệ tử không phải dễ, bởi lẽ thầy phải "chọn mặt gửi vàng", phải chọn người có đạo đức trong sáng, hành động đúng mực trượng phu.

Mỗi bài tập đều có phần "lễ Tổ và bái Tổ". Bái Tổ chính là thể hiện sự tôn kính tổ tiên, môn phái kính thầy, yêu quý đồng môn. Những người giỏi võ cuộc sống thường rất bình dị, tài võ nghệ chỉ tiềm ẩn bên trong con người giàu lòng vị tha khiêm tốn, ít khi lộ diện ra bên ngoài. Họ còn có các đức tính như: Tín-Nghĩa-Hiệp-Dũng, chính là tinh thần và mục đích của người võ sĩ đạo chân chính.

Chữ "Tín" là cái tâm của con nhà võ, lời nói - hành động phải đi đôi, không đem võ ra "bán" theo dạng võ Sơn Đông.

Nghĩa: là không ỷ mạnh hiếp yếu, luôn bảo tồn võ đạo, uy tín môn đồ, mọi việc đều xử sự một cách trong sáng, nhân nghĩa, không làm điều phi nghĩa, thất nhân thất đức.

Hiệp, dũng: là những đức tính không thể thiếu được của con nhà võ, sẵn sàng trừ gian  diệt  ác, thấy sự bất bình không đứng nhìn.

Bình Định học võ là để giữ thân giữ nhà, cứu người giúp đời khi cần thiết. Người có võ công càng cao thì đức tính lại càng khiêm nhường, thường sống ẩn dật, không phô trương kiêu ngạo, đánh người "dưới ngựa" hoặc truy thù đến cùng, nhưng khi đã ra đòn thì phải hạ thủ.

Tóm lại:

Võ đạo chính là đạo đức trong sáng, đức tính cao cả, tâm hồn hỷ xả của con người học võ. Người có võ mà thiếu đạo đức thì sẽ trở thành một tai họa không thể lường hết được và sự nguy hại không những cho bản thân, gia đình và xã hội nữa.

Vì vậy, võ cổ truyền Bình Định luôn đặt vai trò truyền thụ "võ đạo" lên hàng đầu, trong việc chấn hưng nền võ học chân truyền, trong hiện tại và tương lai. Nhằm góp phần phát huy con người mới đa diện, và bảo tồn truyền thống văn hóa dân tộc.



 

[ VIVODO Homepage ] [ Introduction ] [ History ] [ Techniques ] [ Contact ] [ Weblink ]