BACH LONG TAYSON DO ASSOCIATION

Fighting Arts School BACH LONG TAY-SON DO Style

Murdoch University, Perth Australia

 

The Tay Son brothers start a Vietnamese civil war from 1771, that lasts until 1802. Tay Son military training, known as vo Tay Son, taught eighteen bladed weapons, but was best known for its aggressive swordsmanship.

TAY SON Fighting Style (the West Mountains) was home in Tay Son Binh Dinh to the Nguyen Tay Son dynasty, and Quang Trung brothers and his generals were the Tay Son’ genius  of combative arts lineage.

The Tay Son Fighting Arts was created in the insurrection, and against  strong neighbor invasions. The vo Tay Son, or Binh Dinh Tradition Styles encourage women to learn it. In fact, the woman's body is slightly better suited for practicing that style with harmony between soft and hard, body and mind for good health.

Bach Long Tay-Son (Tay Son martial arts) has its roots in a late 18th century peasants' revolt in Vietnam. The political situation in Vietnam at that time was very complicated, with two ancient families, the Nguyen and the Trinh, contesting for control over the Vietnamese throne. In the Tay Son region, with today's Binh Dinh province at its heart, three brothers of another Nguyen family; Nguyen Nhac,  Nguyen Hue and Nguyen Lu, ignited a revolt of oppressed peasants in 1773.  

Although the Tay Son dynasty eventually failed, defeated in 1802 only with considerable French assistance, the Tay Son were savage fighters and initially successful beyond any expectations. Part of the explanation for their battle-field successes was vo Tay Son, often known as vo Binh Dinh. Each of the three brothers (as well, apparently as other generals also of the Nguyen family) contributed to today's vo Tay Son and practitioners in the tradition trace their lineages to one of them.

Binh Dinh, land of Vietnamese martial spirit

about the history of Binh Dinh Tay-Son martial arts.

This land had been the battlefield of both struggle against invasions and civil wars. Hundred of years of fighting were devastating, but it also promoted the development of the martial arts.  

In the middle of XVIII century, the peasant revolution rose from Tay Son District under the lead of Nguyen Nhac, Nguyen Lu and Nguyen Hue who were dubbed in the Vietnamese history as Three heroes of Tay Son.  

It quickly wiped out the feudal forces, defeated the invaders, united the nation and gave birth to the Quang Trung dynasty. It was the three brothers of Tay Son that had developed the Binh Dinh martial arts, and enriched and formalised it with national research and competitions.

The local martial arts had absorbed the secrets of Chinese skills from the north, Champa skills from the south and the Central Highland people’s skills. All of them come together here, combined and harmonised in the martial art halls of Binh Dinh families. 

Nowadays, the Binh Dinh martial arts are more popular, contributing to the conservation of the nation’s cultural values. Hundreds of martial arts halls have been established in Binh Dinh, especially those featuring traditional Binh Dinh martial arts.

The movement to practice martial arts is now developing intensively and extensively for the improvement of health and the preservation of the national cultural essence. Hundreds of training centres have been established and are busily operating in every village with the participation of thousands of practitioners and masters from Asia, Europe and Latin-America.

According to Director Chau Kinh Tu of the Tay Son – Binh Dinh Information, Culture and Sport Centre, Binh Dinh martial arts are have flourished via the International Association of Vietnamese Martial Arts.  

It is forecast that in France, Switzerland, Italy, and other countries, there are thousands of people practicing Binh Dinh martial arts.

Bach Long Tay-Son Do Style is the name of the school in overseas, founded by Grand master Huynh Thanh Tong, a native of Vietnam who came to Australia in the early 1982. Grand master Huynh had studied the many styles in Binh Dinh-Tay Son, Central Vietnam. The Bach Long Tay Son was the famous style in Vietnam, but in overseas under the name

"BACH LONG TAY-SON DO"

Bach Long: White Dragon,Tay-Son Do: Tay-Son martial arts' way.

The white dragon is an ancient Vietnamese tale about the birth of the Tay Son dynasty.
In early 1983 after more than 20 years of his training, his higher ranked students took over to teach the beginners, while he focused more on his top students. The school at this time had way many students but he devoted his time mostly on the chosen ones.

 

CLUBS

 

Vo Thuat Co Truyen Binh Dinh - Thuong Kiem Phap

 

VÕ TÂY SƠN - BÌNH ĐỊNH

Tây Sơn - Bình Định là một địa danh võ thuật. Nơi đây cũng là nơi phát tích của nhà Tây Sơn mà lịch sử đã ghi dấu ấn những chiến công hiển hách của Hoàng đế Quang Trung với một đội quân được luyện tập nhuần nhuyễn về võ thuật. Câu ca dao đầy khí phách của đất Bình Định vẫn còn lưu truyền, cho thấy võ Tây Sơn - Bình Định mang dáng dấp của võ cổ truyền dân tộc:

Ai vô Bình Định mà coi
Con gái Bình Định múa roi đi quyền

Phát tích của võ thuật

Võ thuật là bản năng sinh tồn của nhân loại. Lúc đầu lập quốc, tổ tiên ta đã phải chống chọi với biết bao sự vật đổi sao dời của thiên nhiên, cùng nguy hiểm do bầy ác thú gây ra. Có một rẻo đồng bằng ven biển chật hẹp, ba bề núi chắn, con người dân không lúc nào không dùng võ thuật chiến đấu với ác thú, với ngoại xâm để sinh tồn. Như vậy, gọi võ thuật là bản năng, là lợi khí sinh tồn của nhân loại không phải là không đúng! Ba anh em nhà Tây Sơn thời đó được gửi học võ tại võ đường của một bậc trượng phu - võ sư Trương Văn Hiến. Ông dạy cả văn lẫn võ. Người đến xin học văn thì bắt buộc phải học thêm võ. Người đến xin học võ thì bắt buộc phải học thêm văn. Văn võ phải nương nhau thì đạo làm người mới giữ được vững. Vị sư phụ họ Trương dẫn dắt trai tráng đến đất võ bằng đường văn! Trong dân gian, từng gia đình có sự truyền thụ rất công phu để cháu con lên rừng, ra rẫy không e ngại muông thú, có việc đi đường xa không sợ đạo tặc. Giỏi võ trước hết là để giữ mình, để làm người trượng phu, không làm kẻ giặc bạo tàn! Do đó, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín là những quy pháp trong võ thuật.

Võ Bình Định ra đời rất sớm, quy tụ những võ sư tài giỏi mọi miền về đây và hình thành các môn phái, sáng tạo những bài quyền, bài kiếm, bài roi độc đáo... Những làng võ một thời như Thuận Truyền, An Thái, An Nghi, Bình Nghi của đất Tuy Viễn, Bình Khê; những bậc thầy như võ sư Hồ Ngạnh, Hà Trọng Sơn... đã rèn luyện nên nhiều thế hệ học trò hiện vẫn kế tục và phát triển võ nghiệp. Ngày nay nếu về thăm Tây Sơn gặp cụ Phan Thọ tuổi ngoại 70 và có dịp xem cụ biểu diễn bài "Trường đao hiệp nghĩa" mới cảm nhận được phút giây như sóng dâng bão cuốn, gió mây vần vũ mà bài võ thể hiện!

Đặc điểm của võ Tây Sơn

Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ đã tiếp thu tinh hoa độc đáo của các dòng võ khác nhau để xây dựng dòng võ Tây Sơn với những đặc điểm riêng.

Tính dân tộc: Trong các chiến công của Hoàng đế Quang Trung, người ta nhận thấy võ thuật và binh pháp giữ vai trò rất quan trọng. Các đòn thế võ Tây Sơn rất hiểm hóc. Ra đòn nhanh, biến hóa khôn lường, lấy thủ làm công, lấy công giữ thủ song toàn, hư thật bất phân, khéo léo trăm bề, tư thế nghìn nẻo, làm cho đối phương rất khó chống đỡ. Ông Nguyễn Lữ, em Nguyễn Huệ, đã làm cho võ thuật Việt Nam trở thành một trường phái độc đáo không kém võ Trung Quốc. Người Việt ta có thân hình bé nhỏ, sức khỏe hạn chế so với người Tàu. Võ Trung Quốc phải luyện từ 10 năm trở lên. Muốn cho các chiến sĩ Tây Sơn tinh thông võ nghệ trong một thời gian ngắn thì phải luyện theo cách khác. Nguyễn Lữ nghiên cứu các thế gà đá nhau áp dụng vào võ thuật, từ đó rút ra lối võ dùng yếu thắng mạnh, dùng mềm thắng cứng. Ông cũng nghiên cứu các thế đá ào ạt tấn công của con gà lớn với cái thế chống đỡ của con gà nhỏ thường chui luồn, xỏ vỉa, từ đó tạo ra các thế lặn hụp, tránh né, đến phản công. Cuối cùng ông đã sáng tạo ra bài quyền mang tên "Hùng Kê Quyền". Nữ tướng Bùi Thị Xuân khi quan sát đôi chim đậu trên cành cây đùa nhau cũng sáng tác bài "Song Phượng Kiếm".

Tính truyền thống: Trước đây người dân Bình Định đều biết võ để tự vệ. Họ truyền cho nhau trong thôn xóm, bản làng. Với người thân thì cha truyền cho con, chồng truyền cho vợ, anh truyền cho em... Nhờ đó, những bài võ từ thời xa xưa vẫn được lưu truyền. Võ Bình Định đã có nhiều môn phái khác nhau, nhưng tựu trung vẫn giữ truyền thống của miền đất võ. Cách đây hơn sáu năm, đoàn võ thuật Bình Định gồm Kim Dũng, Đinh Tuấn, Văn Cảnh... nhiều lần sang Pháp giảng dạy theo lời mời của Liên đoàn Võ thuật Paris, Marseille, Orion và nhiều địa phương khác, đã để lại niềm tự hào cho những người đồng hương sống trên đất khách quê người. Các nữ võ sĩ thuộc Câu lạc bộ Võ thuật Paris rất thích thú, thán phục bài thảo "Ngọc trản" đầy biến hóa, mềm mại như điệu múa khi sử dụng nhu công và hài hòa như một bức tranh khi cương nhu phối hợp. Bài thảo được trình diễn một cách hoàn hảo về nghệ thuật, về sức mạnh, thể hiện nét đẹp vốn có của võ Tây Sơn - Bình Định. Phương pháp truyền dạy vẫn giữ võ đạo xưa. Những điều nên làm, nên tránh đối với các môn sinh vẫn giữ nguyên và ba điều tâm niệm chính là: Kính tổ - Trọng thầy - Mến bạn.

Tính đa dạng và liên hoàn: Võ Tây Sơn - Bình Định rất đa dạng và phong phú. Bất cứ môn phái nào cũng theo bí quyết quyền thuật, một sức mạnh tổng hợp, dung hòa trên, dưới, trái, phải, trước, sau. Phép dùng liên quan với nhau của lực họp chia ra nội tam hợp - ba cái hiệp lại ở bên trong là tinh, khí, thần. Ngoại tam hợp - ba cái hiệp lại ở bên ngoài là thủ, nhãn, thân. Trong ngoài hợp với nhau đó là lục hợp. Có được như vậy mới đủ khả năng thắng địch thủ. Tính liên hoàn rõ nét trong việc sử dụng 18 ban binh khí, chia ra 9 loại võ khí dài và 9 loại võ khí ngắn. Dù bất cứ loại võ khí nào cũng đều không ra ngoài 6 điểm: chém xuống, chém ngang, hất lên, gạt xuống, lướt qua và đè. Từ khi nhà Tây Sơn sập đổ, Gia Long vẫn sợ "oai hùm" nên cấm ngặt toàn bộ 18 ban binh khí của quân đội Tây Sơn - những vũ khí lợi hại làm nên sự bách chiến bách thắng của Hoàng đế Quang Trung ở thế kỷ 18. Mãi đến khi Bảo tàng Quang Trung được thành lập năm 1979 mới thu gom được 9 môn. Hiện nay các võ sinh ở Bảo tàng Quang Trung thường biểu diễn khi khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Tay Son - Binh Dinh

Sự liên quan giữa võ Tây Sơn và võ Bình Định

Trước thời Tây Sơn, ở Bình Định đã có nhiều người giỏi võ. Những người này có thể là tướng sĩ theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp, cũng có thể là những người Trung Quốc sang Việt Nam trú ngụ tại vùng Quy Nhơn, An Nhơn. Người Bình Định vốn ưa học võ, đã học thầy, học bạn, rồi dung hòa cải tiến dần. Theo cụ Hồ Ngạnh, ba anh em Tây Sơn cũng học võ như mọi người, nhưng nhờ óc phán đoán, thiên tư võ thuật, nghiên cứu tinh thâm, đã gạn lọc được những tinh hoa võ thuật, hệ thống lại và tạo thành phái võ riêng. Công trình này cũng có sự đóng góp của nhiều tướng lĩnh Tây Sơn. Sau đó, võ Tây Sơn được phổ biến hạn chế trong quân đội. Những người này nắm được một số chân truyền của môn phái rồi truyền dạy lại cho con cháu, học trò. Lại pha trộn thêm võ Bình Định, hoặc cải cách ít nhiều để tránh sự nhòm ngó của triều Nguyễn. Cũng theo cụ Hồ Ngạnh, võ Tây Sơn, võ Bình Định đều là võ dân tộc Việt Nam. Môn phái nào cũng hay. Tuy nhiên có vài đặc điểm khác nhau là võ Tây Sơn có cơ sở về võ lý được biến đổi qua các dòng họ, được chân truyền của môn phái; còn võ Bình Định được truyền dạy tương đối tùy tiện, thêm bớt, sửa đổi những điều mình đã học để dạy lại cho học trò. Lâu dần, võ Bình Định chuyên về cương công - công phu cứng rắn, xa dần nhu công - công phu mềm dẻo. Võ Bình Định thích hợp với người có thể chất khỏe mạnh, nên mới có câu "Võ dĩ dũng vi bán" - võ lấy sức mạnh làm một nửa, những người ốm yếu khó học được. Ngược lại, võ Tây Sơn chú trọng cả cương lẫn nhu. Càng luyện tập, võ sĩ thuộc phái Tây Sơn càng mềm dẻo, nhưng càng lợi hại. Võ Bình Định chuyên về ngoại công - công phu luyện tập bằng chân tay, võ khí, ít chú trọng về nội công, hít thở, vận khí như võ Tây Sơn.

Các bộ môn võ cổ truyền

I- Võ có vũ khí

Gồm 18 môn tương ứng với 18 món binh khí: côn, kiếm, đao, thương, giáo, kích, xà mâu, đinh ba, bồ cào, thiết bản, song tô, song xỉ, song câu, bút, phủ (búa), chuỳ, cung tên, lăn khiên.

1. Côn (roi): làm bằng gỗ, tre, mây, cũng có khi làm bằng kim loại, chia làm trường côn và đoản côn. Trường côn là roi dài gồm hai thứ là roi đấu (trường tiên) dài khoảng 3m và roi chiến (trung bình tiên) dài khoảng 1,5m. Roi đấu dùng để đánh trên ngựa. Roi chiến dùng để đánh dưới đất. Đoản côn là roi ngắn.

 

Võ sư Phan Thọ biểu diễn song chùy - ảnh Huyền Trân 

Còn có một loại côn nữa là côn nhị khúc, làm bằng hai thanh gỗ cứng hoặc kim loại dài bằng nhau, nối với nhau bởi một sợi dây dài tết bằng tóc người hoặc bằng lông đuôi ngựa. Loại côn này gọn, mạnh, thích hợp cho lối đánh gần, có thể đổi tay phải tay trái tùy ý. Khi đánh dùng một thanh làm trụ, đánh bằng thanh kia, phóng ra thu về, biến hoá linh hoạt.

2. Kiếm: gồm chuôi kiếm, lưỡi kiếm và bao kiếm. Phần lưỡi dài, phiến dẹt, bề rộng chừng 3 - 4cm, cạnh mảnh và cực bén, rèn bằng kim loại tốt như sắt, thép, hợp kim. Phần cán (chuôi) bằng gỗ, có khi cán cũng được đúc bằng kim loại hoặc mạ vàng, chạm trỗ rất đẹp. Vỏ kiếm được chế tạo cũng bằng kim loại mỏng và cứng, dùng để bao ngoài lưỡi kiếm, một đầu kín một đầu hở khi gài vào ăn khớp với cổ chuôi kiếm. Kiếm thuộc hàng vũ khí thanh nhã, sang trọng, được rèn theo yêu cầu của người sử dụng. Thường phải đảm bảo ba yếu tố: sắc bén, đẹp, có độ nặng, độ dài phù hợp với sức vóc người cầm.

Kiếm lệnh là kiếm chỉ huy, lược trận, phân biệt với kiếm trận ở chỗ kiếm lệnh lưỡi cong, còn kiếm trận lưỡi thẳng. Lại tùy theo độ dài ngắn mà phân thành trường kiếm và đoản kiếm. Trường kiếm độ dài xê dịch trong khoảng 1,2m đến 1,5m, có thể giao tranh trên mặt đất hoặc trên ngựa đều tiện lợi. Đoản kiếm là kiếm ngắn, từ chuôi đến ngọn dài chừng năm, bảy tấc, thích hợp với lối đánh cận chiến, giáp chiến. Thường con nhà võ chỉ tuốt kiếm khỏi bao khi giao đấu. Trong giao đấu, vỏ kiếm cũng là một vũ khí để đánh, đỡ, gạt, hất rất lợi hại. Tuy vậy, cũng có không ít những thanh kiếm để trần.

Thời chống Pháp trở về trước, kiếm là môn binh khí rất phổ biến trong võ thuật Bình Định. Nữ tướng Bùi Thị Xuân chuyên đánh song kiếm. Ở Bảo tàng Quang Trung hiện còn lưu bức tranh Bà cưỡi voi trận, tay cầm song kiếm, uy phong lẫm liệt.

3. Đao: có cán bằng gỗ cứng, lưỡi đao càng về phía trước càng to bản, được vát hơi cong dần về phía mũi. Về chủng loại có đơn đao, song đao, đại đao, phác đao. Đại đao là vũ khí nặng, cán dài. Người sử dụng đại đao phải có sức vóc hơn người. Triều Tây Sơn có bốn người nổi tiếng về đại đao là Nguyễn Huệ, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu và Đặng Văn Long. Đặc biệt là Võ Văn Dũng, tài sử đao của ông được Nguyễn Nhạc khen ngợi: “Phá sơn trung tặc dị, thắng Văn Dũng đao nan” nghĩa là Phá giặc trong núi dễ, thắng ngọn đao Văn Dũng mới khó.

4. Thương: là vũ khí dài, cán làm bằng gỗ cứng, ở đầu có mũi hình thoi nhọn ở đầu đúc bằng sắt. Cách dùng côn và thương về căn bản giống nhau, nhưng côn thiên về đả, tức đánh xuống, còn thương thiên về đâm.

5. Giáo: là loại vũ khí dài khoảng 2 - 2,5m bằng một loại tre đực đặc ruột có đầu vót nhọn bịt kim loại, dùng trong trận mạc. Cách đánh như côn, nhưng lợi thế hơn ở chỗ có mũi nhọn để đâm. Tương truyền đây là vũ khí đắc dụng của nghĩa binh Mai Xuân Thưởng, vì vùng nông thôn Bình Định rất sẵn tre.

6. Kích: là vũ khí dài, cán bằng gỗ cứng hoặc đúc bằng kim loại nặng. Phương thiên hoạ kích có một mũi nhọn ở giữa giống ngọn giáo, hai bên là hai vành đao lưỡi liềm day lưng vào nhau. Bán thiên kích thì chỉ có mũi nhọn với một vành đao lưỡi liềm. Kích nặng ở đầu nên sử dụng không được linh động như thương.

7. Xà mâu: là loại vũ khí dài, nhọn, phần trên cùng đúc kim loại uốn khúc như hình rắn.

8. Đinh ba: Là loại vũ khí cán dài, một đầu tra lưỡi sắt có ba răng nhọn xỉa thẳng về trước. Đinh ba vận dụng các chiêu thức của côn, thiên về phóng, đâm, xóc.

9. Bồ cào: Cũng là vũ khí cán dài, một đầu tra lưỡi sắt hình răng lược, giống như cái cào cỏ ở nông thôn Bình Định. Bồ cào cũng vận dụng chiêu thức của côn nhưng lại thiên về đập, giật.

10. Thiết bản: là một thanh kim loại vuông cạnh, dài chừng 1m, tiện dụng ở chỗ gọn gàng, con nhà võ có thể giắt bên hông hoặc sau lưng khi di chuyển.

11. Song tô: là hai lưỡi dao thép to bản, ở cán cầm có phần bảo vệ tay. Thích hợp đánh cận chiến.

12. Song xỉ: Song xỉ là vũ khí dùng cho hai tay, gồm hai thanh sắt dài, hai đầu nhọn như lưỡi dao găm, phần thân bo theo cánh tay từ chỏ ra bàn tay, phía chỏ có dây da quấn vào bắp tay, phía trước có đai sắt để luồn bàn tay vào cầm cho chắc. Đặc điểm riêng của song xỉ là gọn, sắc, mạnh, thích hợp lối đánh gần, đòi hỏi người sử dụng phải tinh mắt, giỏi quyền cước, di chuyển mau lẹ.

13. Song câu: là vũ khí đôi gồm các phần câu, phần hộ thủ, phần lưỡi được đúc liền nhau. Phần câu cong như rựa quéo, để móc, hãm vũ khí hoặc một số vùng trên cơ thể địch thủ như cổ, vai, cổ tay, cổ chân, bắp đùi, hông... Phần thân giống như lưỡi kiếm. Chuôi cầm được bọc vải, da hoặc gỗ, có một lưỡi liềm để bảo vệ tay, gọi là phần hộ thủ. Song câu được sử dụng biến ảo linh hoạt, thích hợp lối đánh vừa công vừa thủ.

14. Bút: Đúc bằng kim loại nặng, dài khoảng 5-7 tấc, phần cán tròn, đặc ruột, phần ngọn hình búp sen, cuối cán có sợi dây để buộc vào cổ tay người sử dụng, sau khi phóng ra có thể thu về. Dùng đôi gọi là song bút, dùng đơn gọi là độc bút.

15. Búa (phủ): Búa là loại vũ khí gần giống với rìu chặt cây của tiều phu. Cán búa làm bằng gỗ cứng dài chừng một cánh tay. Lưỡi búa đúc hoặc rèn bằng sắt, thép tốt, rất nặng. Búa đơn gọi là độc phủ, búa đôi gọi là song phủ. Những chiếc búa đặc biệt trên sống còn được chạm đầu hổ hay đầu rồng rất tinh vi, gọi là hổ đầu phủ hoặc long đầu phủ. Chiêu thức của búa gồm các đòn ngắn, mạnh, trực diện, khả năng sát thương kẻ địch rất lớn, thích hợp với lối đánh thấp, cận chiến, trên bộ. Người sử dụng búa phải có sức lực hơn người, thân pháp cực kỳ mau lẹ.

16. Chuỳ: là loại vũ khí có tay cầm ở giữa là một thanh gỗ cứng hoặc kim loại, hai đầu là hai khối kim loại (sắt, thép, đồng) đặc ruột hình thuẫn hoặc hình tròn, ngoài mặt đúc nổi gai lục giác hoặc xẻ cạnh khế. Bề ngang có đường kính chừng 10 – 15cm. Chuỳ cũng có chùy đơn và chuỳ đôi.

17. Cung tên: Cung đầu tiên là công cụ săn bắn, sau mới thành vũ khí chiến đấu. Thân cung và hai cánh cung làm bằng gỗ cứng, có khi là gốc tre lâu năm. Giữa thân cung có rãnh lắp tên. Đầu hai cánh cung được khoét lỗ tròn hoặc đính khuy sắt để căng dây cung. Dây cung thường làm bằng gân trâu hoặc một loại sợi đặc biệt dẻo và cứng, có tính đàn hồi cao, khi kéo mạnh sẽ làm cánh cung cong lại, tạo sức bật đẩy mũi tên bay xa. Tên làm bằng gỗ cứng hoặc tre già, mũi vót nhọn. Về sau, người ta bịt kim loại ở đầu mũi tên hoặc đúc tên sắt, tên đồng để tăng hiệu lực, xuyên thủng được vật cứng.

Môn bắn cung phải qua nhiều giai đoạn tập luyện: giương cung, nhắm đích, quỳ bắn, đứng bắn, dưới đất, trên ngựa. Mục tiêu bắn cũng đa dạng: từ gần tới xa, từ diện đến điểm, từ cố định đến di động. Lại được dạy các mánh khóe đánh lừa kẻ địch như giương đông kích tây, giương nam kích bắc v.v.  Người bắn cung giỏi có thể bắn chim đang bay, hoặc còn nói trước được mình sẽ bắn rơi con thứ mấy trong đàn. Nổi danh về bắn cung ở Tây Sơn xưa từng có La Xuân Kiều, Đặng Xuân Phong, Lý Văn Bưu.

18. Lăn khiên: Khiên là một tấm chắn bằng gỗ hoặc đan bằng cật tre, mây, dùng để đỡ gạt trong khi giao chiến, nhất là trong đánh trận, công thành. Nghĩa quân Tây Sơn rất thành thạo môn lăn khiên - một tay cầm khiên để hứng tên bắn từ xa hoặc đỡ gươm giáo khi đánh xáp lá cà, trong khi tay kia sử dụng một vũ khí khác để tấn công kẻ địch.

Ngoài ra ở vùng Bình Định còn thông dụng các loại vũ khí như rựa quéo, lao, đòn xóc, nạng, ná, khăn xéo, dù. Rựa quéo giống như cái rựa thường, sống rựa dày, lưỡi dài và to bản có mấu quéo lại ở đầu để giật, kéo. Chỉ khác rựa thường ở chỗ cán rất dài, vừa là công cụ lao động, vừa là một đoản côn khi cần. Lao cấu tạo như giáo nhưng ngắn hơn, thân lao dài chừng 1,2 - 1,5 m, dùng để phóng tầm xa, phổ biến trong săn bắn của đồng bào các dân tộc thiểu số. Khăn xéo là vật tùy thân của người Bình Định xưa, làm bằng vải ta, thường vắt trên vai, dùng để chặm mồ hôi, lau mặt, che nắng; trong tay con nhà võ, nó trở thành một ngọn “nhuyễn tiên” lợi hại. Dù (hay ô) là vật dụng che nắng mưa khi đi đường, gặp khi bất trắc nó trở thành vũ khí lợi hại, có thể đâm kẻ địch bằng mũi như một ngọn giáo ngắn; có thể quật, đập, đả như côn; lại có thể móc cổ giật cho kẻ địch té nhào.

 

II- Võ tay không (quyền thuật)

Bao gồm tất cả các môn võ không trang bị vũ khí, chỉ dùng tay chân, chia làm cương quyền và nhu quyền, với kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm đòn công và đòn thủ. Những bài cương quyền dùng sức mạnh với mục đích tấn công áp đảo, đè bẹp đối phương nhanh. Nhu quyền hay miên quyền thể hiện những động tác thoạt nhìn mềm mại, bay bướm nhưng khi phát kình thì uy lực rất lớn. Nguyễn Lữ tự biết thể chất mình yếu ớt nên đã chọn miên quyền để luyện công, như ông từng viết trong lời thiệu bài Hùng kê quyền: “Nhu cương cường nhược tận kỳ trung”, nghĩa là mềm, cứng, mạnh, yếu đều đưa hết ra dùng.

Quyền lợi hại ở chỗ có thể không để dấu tích bên ngoài nhưng lại gây chấn thương mạnh bên trong, nếu đánh vào các yếu huyệt có thể làm đối phương chết ngay hoặc mang trọng bệnh mà không tìm ra người biết cách giải huyệt thì không cứu chữa được.

Những thế quyền tinh hoa của Bình Định, Tây Sơn được đúc kết thành các bài thảo bộ nhằm giúp người tập luyện nhuần nhuyễn và hoàn chỉnh từng chiêu thức. Đất Bình Định có các bài quyền nổi tiếng như Thần Đồng, Ngọc Trản, Lão Mai, Lão Hổ... Ngoài ra, các võ sư tiền nhân còn nghiên cứu từ các loài vật trong tự nhiên, sáng tạo thành những bài hình tượng quyền như Ngũ cầm quyền (long, hổ, báo, xà, hạc), Linh miêu hý thử, Kim xà xuất động, Kim báo quyền, Mãnh hổ xuất sơn...

Trong diễn võ, so tài, các tay quyền thường thi triển các chiêu thức vừa đầy uy lực vừa đẹp mắt, tuân theo các bài bản mẫu mực cốt để phô trương tuyệt học, công phu vi diệu. Trong chiến đấu chuyện bài bản không còn là quan trọng, mà mục đích chính là áp đảo, thậm chí sát thương đối thủ để giành phần thắng nhanh nhất.

 

III- Nhạc võ Tây Sơn

Tương truyền Tây Sơn tam kiệt đặt ra nhạc võ để luyện quân và khiển trận. Trong luyện tập, tiếng trống sẽ giúp người đánh võ không bị lạc chiêu thức. Trong giáp chiến, tiếng trống không chỉ là hiệu lệnh giục giã ba quân mà còn là chiến thuật tâm công đánh vào tâm lý của quân thù, góp phần làm nên thắng lợi.

Dàn nhạc võ Tây Sơn xưa gồm mười sáu trống chiến, ngoài ra còn có tù và, kèn, chiêng, phèng la… là những nhạc cụ hỗ trợ. Trống chiến là linh hồn của nhạc võ. Khi đánh trống, hai bàn tay cầm dùi trống của nghệ nhân phụ trách mười hai chiếc, bốn chiếc còn lại đánh bằng hai gót chân và hai khuỷu tay.

Dàn nhạc võ Tây Sơn ngày nay vẫn gồm đủ trống chiến, kèn bóp (hay kèn xô-na), chiêng, phèng la, nhưng chỉ còn mười hai trống, tượng trưng cho thập nhị địa chi (Tý, Sửu, Dần, Mão...), xếp thành ba bậc trên giá đỡ, ứng với triết lý tam tài (Thiên - Địa - Nhân).

Nhạc võ Tây Sơn có hai phần: nhạc và võ. Phần nhạc được phối âm dựa trên tiết tấu chủ đạo của trống chiến trên nền âm cổ truyền, chia thành ba hồi: xuất quân, xung trận - công thành và ca khúc khải hoàn. Tiếng trống cất lên, hồn thiêng sông núi vọng về trong tiếng gió lướt, tiếng quân đi, tiếng vó ngựa thần tốc trên đường thiên lý. Khúc công thành dập dồn vang dội như nước vỡ bờ, vun vút tên bắn gươm khua, hừng hực voi gầm ngựa hí. Từ cao điểm, chợt điệu nhạc trầm xuống như lời tưởng niệm vong hồn tử sĩ rồi chuyển sang khúc khải hoàn tươi vui rộn rã. Phần võ là thủ pháp đánh trống, thực chất gồm những thế võ liên hoàn. Người đánh trống ngày nay dẫu có nhập hồn vào nhạc võ thế nào, cũng chỉ là nghệ nhân biểu diễn một bộ môn nghệ thuật, nhưng ngày xưa người đánh trống trận phải là người vừa am hiểu võ thuật binh pháp, vừa nhạy bén nắm bắt ý đồ của người chỉ huy để truyền đạt chính xác mệnh lệnh qua điệu trống. Động tác đánh trống, bộ pháp di chuyển cũng là một nghệ thuật tự vệ và đôi dùi trống là vũ khí, vì người đánh trống trận ngày xưa phải vừa bảo vệ mình vừa bảo vệ tiếng trống, để nhạc võ điều binh khiển trận không bị ngắt quãng. Tuy nhiên, người lính đánh trống và dàn trống trận của anh ta thường được bố trí ở trung quân, luôn được bảo vệ và hỗ trợ bởi một toán quân thiện chiến, khả năng đơn thân chiến đấu rất ít khi xảy ra.

Nhạc võ Tây Sơn bây giờ đã trở thành một di sản văn hoá độc đáo, một nghi thức truyền thống không thể thiếu trong các kỳ tế lễ ở Tây Sơn nói riêng và Bình Định nói chung, nhất là trong các dịp quan trọng như lễ hội kỷ niệm chiến thắng Đống Đa, lễ kỵ Tây Sơn Tam kiệt, lễ kỷ niệm sinh nhật, lễ giỗ Quang Trung hoàng đế, lễ cúng từ đường Bùi Thị Xuân, lễ cúng từ đường Võ Văn Dũng, lễ giỗ tổ tại các làng võ. Tại Bảo tàng Quang Trung có một đội nhạc võ chuyên biểu diễn trống trận để phục vụ các lễ tiết và phục vụ du khách.

 

IV- Kỳ võ:

Kỳ võ là phép dùng cờ lệnh để điều khiển trận đánh theo hiệu lệnh của người chỉ huy. Cũng như người cử nhạc võ, người sử dụng kỳ võ phải giỏi võ thuật lẫn binh pháp. Múa cờ không đơn thuần là phất cờ, mà còn là một nghệ thuật đòi hỏi cả sức mạnh lẫn sự uyển chuyển trong thân pháp của người thực hiện.

Trên chiến trường, nơi xảy ra cuộc chiến một mất một còn giữa hai bên với bao nhiêu giáo mác cung tên, người lính cầm cờ trong tay không tấc sắt. Thế nhưng người lính cầm cờ là mục tiêu dễ nhận thấy nhất và cũng là mục tiêu mà kẻ thù muốn triệt hạ nhanh để áp đảo tinh thần phe đối địch. Sự hiện diện của người cầm cờ có quan hệ mật thiết với cả cánh quân. Lá cờ phất phới tung bay trong gió tượng trưng cho Hồn nước. Trừ khi bị trúng tên đạn, còn nếu bị tấn công theo kiểu xáp chiến thì người cầm cờ có thể dùng cờ làm vũ khí- rút cán tre làm côn, còn lá cờ dệt bằng sợi bông vải hay sợi thao càn khi cần có thể nắm chéo vung ra giật về như một nhuyễn tiên.

 

V- Y thuật:

Giới võ học nghiên cứu rất kỹ khoa học về thân thể con người, từ xương cốt, cơ bắp, lục phủ ngũ tạng, hệ thống các huyệt đạo. Chính vì vậy mà người nắm chắc võ lý, võ thuật thường hiểu kỹ về y thuật.

Hầu hết các võ sư đều biết các bài thuốc chữa trật gân, sai khớp, gãy xương. Phổ biến là những võ sư biết thuốc để tự chữa cho mình, cho người nhà và học trò. Có những trường hợp các võ sư chuyên tâm nghiên cứu sâu về y thuật để hành nghề như Hương kiểm Mỹ, Bầu Năm, Trần Dần ở An Vinh. Hương kiểm Mỹ giỏi về thuật bó xương, nhiều ca gãy xương hiểm hóc tới đâu qua tay ông cũng khỏi. Ông Bầu Năm giỏi về mổ xẻ, đã vá môi cho Hương kiểm Cáo khi ông này đấu đài đánh đối phương sụt sườn mỡ, còn mình bị sứt môi. Hiện nay nổi tiếng về thuật bó xương ở Thuận Nhứt có ông Mai Súng. Nhiều bác sĩ ngoại khoa nghe đồn về ông đã tìm tới nơi để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

Y thuật trong làng võ bị chi phối bởi các quy tắc và kinh nghiệm gia truyền, đại thể thì giống nhau nhưng trong nghe, khám, chẩn, bốc có sự khác nhau từ khả năng cảm ứng, điều trị đến gia giảm vị thuốc, lượng thuốc. Dược liệu cũng xoay vần thuốc nam, thuốc bắc, các bài thuốc địa phương kết hợp với việc ứng dụng các bài thuốc trong và ngoài nước và các phương thức day, nắn, bóp, bấm huyệt, châm cứu… Công phu nghiên cứu kiến thức võ thuật và y thuật, cũng như sự tinh tế và mẫn cảm của từng ông thầy võ đã quyết định thành công và danh tiếng của họ.

 

Bối cảnh xác lập ưu thế các bộ môn côn, quyền ở Bình Định 

Trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, sự xâm lược của thực dân Pháp kéo theo sự xuất hiện của các loại vũ khí mới có sức công phá lớn như súng ống, đạn dược. Trong cuộc đấu tranh với quân xâm lược lấy danh nghĩa là Nhà nước bảo hộ, nhân dân ta ở vào thế bị áp bức, bị kiểm soát. Các loại vũ khí truyền thống như kiếm, cung, thương, đao dễ gây chú ý, người Việt phải tính đến phương án hoặc đủ sức thì mua súng ống đạn dược đối đầu với kẻ thù, hoặc nếu ngấm ngầm làm những cuộc nổi dậy thì phải nguỵ trang “qua mắt” giặc bằng nhiều cách, trong đó, việc chọn một vũ khí thích hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đó là lý do vì sao thời chống Pháp là thời của gậy tầm vông ở Nam Bộ; bẫy đá, chông thò ở Tây Nguyên; rựa quéo, gậy (côn) và võ tay không (quyền) ở Trung Bộ, đặc biệt là ở Bình Định.

 

Cố võ sư Hồ Ngạnh đánh đoản côn - ảnh Huyền Trân 

Vào thời kỳ này, tuy vẫn tinh thông thập bát ban võ nghệ, nhưng trong điều kiện bị sự kiểm soát gắt gao của giặc Pháp và tay sai, những nhà yêu nước cũng nhận thấy rằng phải lựa chọn vũ khí thích hợp. Đó là lý do nghĩa quân Mai Xuân Thưởng được rèn luyện kỹ các môn cung, giáo, côn, quyền. Cung để bắn địch khi bị tấn công. Còn giáo sào và quyền thì tận dụng đánh địch mọi nơi mọi lúc. Giáo sào làm bằng tre, một đầu vót nhọn bịt sắt, thoạt trông như một cây gậy dài, không gây chú ý của địch. Khi đánh có thể kết hợp cả chiêu thức của trường côn và thương. Lúc bị mất vũ khí, nghĩa quân giở quyền cước vừa tránh đòn vừa đánh trả đối phương, có khi còn khống chế và cướp được vũ khí trong tay giặc.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Cần Vương của Mai Xuân Thưởng thất bại, một chiến sĩ của phong trào là Võ Trứ đã lánh vào Phú Yên, gọt tóc tu hành ở một ngôi chùa nhỏ, vừa thuyết pháp vừa bốc thuốc chữa bệnh, thu phục tín đồ, ngấm ngầm vận động lực lượng cứu quốc. Khi hay tin ở Bình Định bộc phát bệnh dịch lớn, người chết như rạ, ông liền về chùa Chánh Danh huyện Phù Cát chữa bệnh cho dân bằng y thuật dưới các hình thức pháp thuật. Hồi bấy giờ nhà yêu nước Trần Cao Vân dưới lốt thầy địa lý từ Quảng Nam vào cũng đang tìm sự liên kết của những người cùng chí hướng. Qua môi giới của một thân chủ, Võ Trứ đã gặp Trần Cao Vân, bàn định kế hoạch lập căn cứ kháng chiến. Võ Trứ trở vào Phú Yên xúc tiến công việc chuẩn bị rồi rước Trần Cao Vân vào sau. Nghĩa quân của Võ Trứ được trang bị chủ yếu là rựa quéo, ná. Đội nghĩa quân áo vàng rựa quéo của Võ Trứ đã đánh giặc Pháp và tay sai vùng Phú Yên nhiều trận thất điên bát đảo. Mấy tiếng Giặc Rựa, Giặc Thầy Chùa là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với bè lũ xâm lược và tay sai. Giặc Pháp phần đàn áp ráo riết gây bao tổn thất cho nghĩa quân, phần cho bao vây các chùa chiền, bắt rất nhiều tăng ni tống ngục. Thấy lực lượng còn quá mỏng, mà số người bị liên luỵ quá đông, Võ Trứ lên động Bà Thiên ở Phú Yên để chào từ biệt Trần Cao Vân rồi xuống núi nộp mình để cứu những người vô tội.

Phong trào yêu nước chống Pháp sôi sục ở Bình Định, Phú Yên tuy bị dìm vào biển máu, nhưng nó không làm nguội đi bầu nhiệt huyết của người Bình Định mà ngược lại còn thổi bùng ngọn lửa căm thù giặc và ý chí phản kháng quật cường. Nhân dân Tây Sơn, những người sống trên mảnh đất phát tích của hai phong trào khởi nghĩa lớn, càng thấm thía nỗi đau mất mát, càng nung nóng hùng tâm tráng khí. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết là bảo vệ gia đình nòi giống, chống lại sự đàn áp của giặc, kế tục xứng đáng truyền thống anh hùng của ông cha, phong trào học võ, dạy võ, luyện võ phát triển vô cùng mạnh mẽ. Do những đặc điểm của bối cảnh xã hội đương thời, hai bộ môn thời thượng được thế hệ này chuyên tâm trau dồi là côn và quyền. Để rồi sau đó, trong phong trào trai An Thái – An Vinh kháng thuế, võ Bình Định lại một lần lên ngôi từ những chiếc gậy tre mộc mạc và những đường quyền dũng mãnh.

 

Làng võ và địa danh văn hóa  
 

Võ Bình Định hình thành theo đơn vị làng, cũng như sự hình thành làng nghề, làng ẩm thực, làng sản vật. Ví dụ địa danh Bàu Đá khiến người ta nghĩ đến rượu ngon, địa danh Chợ Huyện khiến người ta nhớ đến nem, địa danh An Thái người ta liên tưởng tới bún Song Thằng. Hoặc nhắc đến lụa thì có lụa Phú Phong, lụa đậu tư An Ngãi, nhắc đến ngựa thì có ngựa Bằng Châu, nhắc đến rìu rựa cuốc cày thì không đâu thịnh bằng làng rèn Phương Danh… Suy cho cùng đó là sự hình thành các địa danh văn hóa, bao hàm chức năng quảng bá, mách bảo, có thể hiểu nôm na như “thương hiệu” của thời hiện đại.

 

Ở Bình Định có hàng chục làng võ nổi tiếng. Mỗi làng võ được nhắc tới luôn kèm với các địa danh thực đã tồn tại trong lịch sử làng xã Bình Định nhiều thế kỷ.  Làng xưa nhất chừng 600 năm, làng sinh sau đẻ muộn cũng vài trăm năm tuổi. Huyện Tây Sơn có các làng Phú Lạc, Xuân Hòa, An Vinh, Thuận Truyền. Huyện An Nhơn có các làng An Thái, Thắng Công. Huyện Tuy Phước có các làng An Hòa, Kỳ Sơn. Huyện Phù Cát có làng Phú Nhân, Đại An, Hoà Hội. Huyện Phù Mỹ có làng Mỹ Hòa. Huyện Hoài Nhơn có làng Thanh Lương...

Tuy nhiên, theo dòng thời gian, giữa địa danh văn hóa với địa danh hành chính không còn hoàn toàn trùng khớp nhau. Tùy thuộc vào tình hình chính trị, kinh tế xã hội và dân cư, địa danh hành chính có thể bị thay đổi do quyết định của nhà cầm quyền nhằm tạo sự ổn định và phát triển. Trong khi đó địa danh văn hóa có sức sống lâu bền hơn địa danh hành chính, bởi nó đã ăn sâu vào tâm thức quần chúng từ đời này sang đời khác, mà các triều đại cũng không có nhu cầu áp đặt lên nó một sự đổi thay nào.

Việc không hoàn toàn trùng khớp nhau giữa một số địa danh văn hóa với địa danh hành chính còn có một nguyên nhân sâu xa nữa. Địa danh hành chính luôn bám chặt vào một địa phận cụ thể. Trong khi đó với địa danh văn hóa, khía cạnh địa phận chỉ mang ý nghĩa xuất phát điểm. Làng võ Thuận Truyền  tất nhiên phải hình thành trên đất Thuận Truyền. Song những môn sinh đến Thuận Truyền thụ giáo có thể là người thuộc làng khác, tổng khác, phủ khác, tỉnh khác. Bất kể anh là người ở xứ nào đến học, miễn đường roi anh đánh ra đúng là đường roi chân truyền của họ Hồ Thuận Truyền, thì về khía cạnh võ học, anh vẫn được nhận biết với tư cách tông đồ làng võ Thuận Truyền. Trường hợp khác, không ít truyền nhân của võ An Thái, võ An Vinh đi lập nghiệp đất khách quê người, đã mở võ đường để đào tạo môn sinh, duy trì tinh hoa võ học của tổ đường, của làng võ mà mình đã xuất thân. Lúc bấy giờ, các khái niệm làng võ An Thái, làng võ An Vinh đã thoát khỏi sự ràng buộc cụ thể về địa lý để vươn lên một tầng biểu đạt khác: một dòng võ, một môn phái. Đấy chính là sự mở rộng biên độ khái niệm về địa danh văn hóa.

Từ không gian “rộng”: Võ Tây Sơn – Võ Bình Định?

Như ta đã biết, Tây Sơn là một huyện của Bình Định. Đặc điểm địa lý của huyện Tây Sơn hàm chứa yếu tố đắc địa của  một cái nôi võ thuật: Đồi núi phía tây là sự tiếp dẫn sơn mạch của Trường Sơn trập trùng tráng khí, với những ngọn núi thiêng đã đi vào các thư tịch cổ như ngọn Hánh Hót, ngọn Trưng Sơn (hòn Sung), ngọn Hoành Sơn (có núi Ấn và núi Kiếm), núi Ông Nhạc, núi Ông Bình, núi ông Dũng, hòn Lĩnh lương. Những truông, hang, gò nổng gắn liền với việc luyện quân: gò Tập binh, gò Cấm cố, bãi Tập voi, căn cứ Hầm Hô, mật khu Linh Đỗng… Dòng sông Kôn với những bến sông thịnh đạt về đường mua bán, đồng thời cũng là chốn gặp gỡ đi về của anh hùng hào kiệt: bến Trường Trầu, quán Chiêu Anh gắn liền với bước khởi nghiệp của Nguyễn Nhạc… Những làng xã âm vang như Kiên Mỹ, Phú Lạc, Xuân Hòa, An Vinh, Thuận Truyền, Thuận Nhứt,… Ấy là nơi cúi đầu nghe sông hát, ngẩng đầu nghe núi reo, nhắm mắt nghe roi quyền xé gió. Ấy là Tây Sơn, tiêu điểm của đất võ Bình Định.

Huyện Tây Sơn là nơi phát tích của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, một phong trào được ví là cơn bão táp lịch sử mà tinh hoa của võ thuật Bình Định được phát huy cao độ. Do ảnh hưởng rộng lớn của phong trào, thời kỳ Tây Sơn và hậu Tây Sơn, khái niệm võ Tây Sơn trùng khít với khái niệm võ Bình Định. Hai chữ Tây Sơn đã được sử dụng với hàm nghĩa “nhận diện” một vùng văn hóa rộng hơn rất nhiều so với nghĩa thực.

Võ cổ truyền Bình Định bao gồm cả các dòng võ cổ truyền tại Tây Sơn và các dòng võ của các địa phương khác trên tỉnh Bình Định. Nói như thế không có nghĩa là các dòng võ này phát triển độc lập tuyệt đối với nhau. Các đặc điểm chung như có bài thiệu, nguyên tắc “túc bất ly địa” (chân không rời đất) v.v nói lên sự thống nhất tương đối của các dòng võ cổ truyền Bình Định ở những nội dung cơ bản. Ngoài ra, giữa các dòng võ ấy vẫn có nhiều điểm khác biệt. Quyền An Thái đường nét sắc sảo, bay bướm, tiến thoái linh hoạt trong khi quyền An Vinh nghiêng về đánh móc, ra đòn hiểm. Giữa côn pháp các dòng võ cũng có sự phân biệt, đặc biệt các phép roi rút, roi cộng lực, roi đổ thủy, roi nghịch là “đặc sản” riêng của roi Thuận Truyền do Đại võ sư Hồ Ngạnh sáng tạo. Suốt quá trình hình thành và phát triển trên cùng một không gian lịch sử - văn hóa, giữa các dòng võ, các làng võ luôn có sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Học hỏi không chỉ hàm nghĩa “xách bị đi nhặt” điều hay của người về bắt chước, mà còn là cách thức “ngảnh cổ mà trông” để rút ra cách khắc chế, để luyện những ngón hay hơn, giỏi hơn. Nhờ vậy, mà võ học Bình Định mới trở thành một di sản nhiều tầng lớp, phong phú và uyên diệu.

... đến không gian “hẹp”: An Vinh, Thuận Truyền, An Thái...

An Vinh là tên gọi một làng quê thuộc xã Bình An, huyện Tây Sơn. Sau khi Bình An tách thành 3 xã mới, An Vinh thuộc về địa phận xã Tây Vinh. Đây là một làng quê nông nghiệp thuần tuý nằm ven bờ bắc sông Kôn. An Vinh xưa có cánh đồng Ma Ha (cánh đồng Chúa) rộng lớn phì nhiêu. Bãi sông Kôn rộng, vào mùa hè là nơi luyện võ lý tưởng của trai tráng trong làng. Hồi sinh thời, võ sư Đinh Hề (Hương kiểm Mỹ) vẫn thường ra nằm hàng giờ trên cát nóng để luyện công. An Vinh cách An Thái một con sông, người làng đôi bên vẫn thường qua lại giao lưu mua bán.

Thuận Truyền thuộc xã Bình Thuận, một trong Tứ Thuận của Bình Khê (Thuận Truyền, Thuận Hạnh, Thuận Nhất, Thuận Ninh). Phía đông Thuận Truyền giáp núi Nảy (còn có tên là Trà Sơn) cao hơn trăm thước, phía sườn núi ngó thẳng vào làng có một dãy đá chớn chở như gươm. Làng có nhiều bàu. Bàu Suốt dưới chân núi Nảy rộng và sâu, quanh năm có nước. Bàu Năng gần đó, là ranh giới giữa Thuận Truyền với Thuận Hoà. Dân Thuận Truyền sống bằng nghề suốt cá, làm ruộng. Thuận Truyền xưa vừa là tên một thôn, vừa là tên một tổng. Gần đó có một con truông cát vừa rộng vừa dài và nhiều gò mối, trông qua giống như một thế trận tự nhiên. Xưa kia vùng này khá vắng vẻ, ít bị các nhà cầm quyền để mắt nên khách giang hồ thường qua lại, tụ tập.

Đứng ở An Vinh nhìn sang bên kia sông là An Thái. Đây là một đô thị cổ phồn thịnh của Tuy Viễn xa xưa, nơi thầy giáo Trương Văn Hiến dừng chân mở trường dạy cả văn lẫn võ. Đức hạnh và chân tài vòi vọi của ông đã biến mái trường sườn tre vách đất mái tranh trở thành trung tâm đào tạo nhân tài của cả một vùng rộng lớn từ Bồng Sơn đến Tuy Viễn, rồi Phú Yên ra, rồi Quảng Ngãi vào. Học trò ông, trong đó có ba anh em nhà Tây Sơn, đều trở thành những văn sĩ võ nhân lừng lẫy không chỉ một đời, và danh tiếng của họ hiển nhiên đã góp phần làm rạng danh cho vùng đất võ An Thái – Thắng Công, nơi họ đã từng miệt mài học tập và tiếp thu những luồng gió thời cuộc qua các sinh hoạt vừa phong phú tưng bừng vừa nhạy cảm bi tráng ở một miền hợp lưu văn hóa.

 An Vinh và Thuận Truyền tuy không hình thành tầng lớp thương nhân, song xét về vị trí toạ lạc thì vẫn nằm trong ảnh hưởng chung của các tụ điểm đô thị cổ của huyện Tuy Viễn như Phú Phong, An Thái. Dân Thuận Truyền, An Vinh tham gia hầu hết các sinh hoạt hội hè đình đám diễn ra tại An Thái, Phú Phong như lễ hội, hát rạp, hát trường, nhất là các hoạt động võ thuật như thi đấu giữa các môn phái, giữa các làng tổng, đấu dưới đất, đấu trên đài.

Như sự sắp bày hữu ý của địa lý và lịch sử, tại các làng này đã hình thành những dòng võ lớn. Ở An Vinh có họ Nguyễn, họ Trần, họ Đinh. Ở Thuận Truyền có họ Hồ, họ Lê. Ở An Thái có họ Trương, họ Lâm, họ Quách, họ Diệp. Võ sư khai môn dòng quyền An Vinh là Nguyễn Ngạc (tức Hương mục Ngạc). Võ sư khai môn dòng roi Thuận Truyền là Hồ Nhu (tức Hồ Ngạnh). Riêng An Thái, một rẻo đất nhỏ về diện tích nhưng lại đầy đặn cơ duyên hội ngộ, mặc nhiên trở thành nơi tồn tại và phát triển 2 dòng võ Việt và Tàu đặc sắc: dòng võ Việt của Lâm Hữu Phong - Lâm Đình Thọ (Hương Kiểm Lài)  và dòng võ Tàu của Diệp Trường Phát (Tàu Sáu).

Trong khoảng vài mươi năm, làng võ An Vinh do Nguyễn Ngạc vun trồng nở rộ các tài năng: Hương kiểm Mỹ, Bảy Lụt, Tám Cảng, Chín Giác (tức Hương kiểm Cáo), Hai Tửu, Mười Đậu, Bầu Năm,... Làng võ Thuận Truyền do Hồ Ngạnh khai môn cũng sản sinh những đại danh: Xã Nung, Lê Thành Phiên, Xã Trước, Cả Đang, Tạ Thức, Lê Bá Cừu, Đặng Vĩnh Nghê, Dư Trốn, Hồ Tiền,... Làng võ An Thái, Thắng Công với hai võ đường lớn của họ Lâm, họ Diệp cũng là nơi đào luyện anh tài: Lâm Ngọc Lài, Lâm Ngọc Phú, bà Sáu Sanh, Ba Phùng, Phó tuần Chuẩn, Chín Kỳ, Tám Lẻo, Diệp Bảo Sanh… làm nên diện mạo võ thuật một vùng đất, nối qua nhiều đời.

Chính họ, trong đời sống đầy biến động đầu thế kỷ XX, bằng các cuộc thách đấu đã làm nên hào quang của ngọn roi đường quyền đất võ. Các cuộc tỷ thí dậy lên như sóng. Có cuộc các bậc chính nhân quân tử so tài như Tàu Sáu và Chín Ngạnh, Tàu Sáu với Mười Kinh. Có cuộc giăng bẫy bắt cướp như Cai Bảy (Bảy Lụt) phục bắt Dư Đành mà bị Dư Đành tương kế tựu kế đánh nhừ tử. Có cuộc “đến hẹn lại lên”, lâu thì bốn năm một lần như hội Đổ giàn, mau thì xuân thu thượng đài thi đấu giữa các địa phương. Sự tranh hùng tranh bá giữa các môn phái diễn ra thiên hình vạn trạng! Những câu tục ngữ “Trai An Thái, gái An Vinh”, “Roi Thuận Truyền, quyền An Vinh” ra đời chính từ những “hò hẹn tương phùng” này và ngày càng có sức lan toả mạnh mẽ, sâu rộng...

Xuất ngoại giới thiệu võ Bình Định trên xứ sở kim chi

Tại Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền thế giới lần thứ V, vừa diễn ra tại Hàn Quốc từ ngày 30-9 đến 8-10, võ Bình Định đã vinh dự đại diện cho võ cổ truyền Việt Nam tham gia. Và họ đã không bỏ lỡ cơ hội “giới thiệu” võ Việt với bạn bè thế giới.

 

Trần Thị Trà Huy (ảnh bên trái) và Mai Thanh Tuấn biểu diễn tại Hàn Quốc. Ảnh: C.X

Liên hoan lần này có sự góp mặt của 25 đoàn của các quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ như: Mỹ, Brazil, Belarus, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Malaysia... Đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam gồm 4 thành viên, do ông Đinh Khắc Diện - Phó Giám đốc Sở TDTT tỉnh Bình Định - làm trưởng đoàn. Hai vận động viên Mai Thanh Tuấn và Trần Thị Trà Huy (đều của đoàn võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định) vừa chân ướt chân ráo trở về sau khi giành được 2 tấm huy chương bạc cho đoàn Bình Định ở nội dung biểu diễn Võ cổ truyền Việt Nam tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V, tiếp tục nhận “nhiệm vụ quốc tế”: đại diện cho Việt Nam, giới thiệu những tinh hoa của võ dân tộc đến bạn bè quốc tế tại Liên hoan. Hai vận động viên này cho biết: “Đã từng biểu diễn rất nhiều lần, kể cả tại Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ I vừa diễn ra tại Bình Định và thi đấu nhiều giải trong nước, nhưng khi biết được chọn đi Hàn Quốc biểu diễn, bọn em thấy hơi lo vì đây là lần đầu tiên bọn em biểu diễn ở nước ngoài. Các bài biểu diễn cá nhân thì bọn em vẫn tập luyện thường xuyên, nhưng ở nội dung đối luyện thì hầu như chưa tập với nhau. Đúng thời gian đó, HLV nội dung hội diễn Trần Duy Linh lại đi công tác tại các tỉnh phía Nam nên bọn em phải tự tập là chính”.

Thời tiết Hàn Quốc đang vào thu, nên buổi sáng và chiều tối trời chỉ hơi se lạnh, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của các thành viên đoàn Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như nhiều đoàn vận động viên của ta khi đi tham dự các giải đấu ở nước ngoài, sự khác biệt trong khẩu vị là một trong những “rào cản” lớn nhất đối với các thành viên của đoàn Việt Nam. Vận động viên Mai Thanh Tuấn cho biết: “Thường thì Ban tổ chức bố trí cho các đoàn ăn buffet. Hầu hết các món ăn ở đây bọn em đều chưa từng ăn nên thấy rất lạ và khó ăn. May mà họ cũng có nấu cơm và thịt nên bọn em hầu như chỉ dùng món này. Nghe lời những người đã từng sang đây, bọn em cũng chuẩn bị mì gói để ăn thêm, nên mọi việc cũng ổn”.

Sau lễ khai mạc hoành tráng với các tiết mục ca múa nhạc và bắn pháo hoa, hai vận động viên Bình Định bước vào các nội dung biểu diễn. Các bài võ đặc trưng của Việt Nam như: Roi hắc đảm ô sơn, Lôi long đao, U linh thương, Hùng kê quyền, Ngọc trản, Tứ linh đao, Tru hồn kiếm, Roi ô long thiên… và các bài đối luyện: đao chống thương, song đấu roi… đã được hai vận động viên biểu diễn khá thành công, được khán giả và thành viên các đoàn bạn cổ vũ nồng nhiệt. Người dân Hàn Quốc rất mê võ, chính vì vậy mà các điểm biểu diễn được đặt ngoài trời, Ban tổ chức còn lồng ghép các tiết mục ca múa nhạc dân tộc xen vào các nội dung biểu diễn và bố trí nhiều màn hình rộng, sắc nét xung quanh sàn diễn nên mỗi buổi có đến hàng ngàn người đến xem. Đoàn Việt Nam mỗi ngày biểu diễn 1 buổi, chủ yếu tại thành phố Chung Ju, chỉ có 1 lần biểu diễn tại tỉnh An Đông (cách Chung Ju khoảng hơn 200 km, mất hơn 2 giờ đi ô tô).

Nói về chuyến “xuất ngoại” của võ cổ truyền Việt Nam, ông Đinh Khắc Diện cho biết: “Các vận động viên của Bình Định đã biểu diễn rất tốt ở tất cả các nội dung và được các đoàn bạn đánh giá cao. Trong đó, đoàn Philippine đã xin học một số bài, nhưng vì thời gian không nhiều nên có thể trong thời gian tới, bạn sẽ sang Việt Nam để nhờ chúng ta hướng dẫn. Các đoàn hầu hết đều biểu diễn các bài võ dân tộc mang tính đối kháng thực dụng, có phần không đa dạng bằng võ cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên, qua chuyến đi này, chúng tôi cũng học tập được nhiều từ công tác tổ chức khá chu đáo và khoa học của phía bạn”.

Cùng với việc tổ chức thành công Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần thứ I, chuyến xuất ngoại giới thiệu võ cổ truyền Bình Định nói riêng và võ cổ truyền Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế tại Hàn Quốc vừa qua, một lần nữa cho thấy tinh hoa võ cổ truyền Việt Nam đã được giới võ thuật thế giới đánh giá cao. Điều này lại càng thắp lên hy vọng về việc đưa võ Việt Nam hòa nhập và trở thành một trong những môn thi đấu chính thức tại các kỳ Đại hội TDTT trong khu vực và thế giới, tôn vinh một trong những giá trị văn hóa của dân tộc.

·         Lê Cường

CONTACT

Instructor: Blake Fitzgerald or Ben Maynard

E-Mail: Karma6@yahoo.com

ben93_desu@yahoo.com

Any questions, please email to us

Bach Long Tay-Son Do Association

 

Proud Member of:

International VIVO-DO Federation

Traditional Vietnamese Martial Arts Federation

 

LINKS:

http://home.iprimus.com.au/huynh00/fvivodo.html

http://www.oocities.org/huynhth00/vivodo.htm

http://ebaert.free.fr/sommaire3.htm

 

AMERICA:

Dr BOB SLATER

Chicago, Illinois

USA.

 

CANADA:

Sifu Matthias Bork

St. Catharines, Ontario

Canada

 

AUSTRALIA:

Mr Blake  Fitzgerald & Ben Maynard

Murdoch University, Sport Hall

Perth, W. Australia

 

VIETNAM:

Bạch Long Tây Sơn

Lê Thành Trung

Lê Thành Phát

Lê Thành Tài

Quận Thủ Ðức

 

Võ Trận Bình Ðịnh

Võ Minh Thế

Nguyễn Văn Hòa

Võ Thành Dũng

Quận 2

 

Môn phái Tây Sơn

Võ Ðường Phan Thọ

Thủ Thiện Thượng village, Bình Nghi Commune

Tây Sơn District - Bình Định Province

Vietnam

 

Dien Tay Son in Binh Dinh, Vietnam

  



[ VIVODO Homepage ]